Sơ đồ 4-4-2 đã từng có một giai đoạn phát triển hoàng kim trong làng bóng đá. Vậy sơ đồ này có đặc điểm gì? Sự khác biệt của sơ đồ chiến thuật 4-2-2 với các loại sơ đồ khác như thế nào? Trong bài viết sau, hãy cùng grosselanterne.com tìm hiểu một số thông tin về loại sơ đồ nổi tiếng này.
Mục Lục
Sơ đồ 4-4-2 trong thời kỳ hoàng kim
Trong thời điểm thập niên 80, 90 ở giai đoạn trước có nhiều đội bóng đá sử dụng sơ đồ 4-4-2 và đạt được nhiều thành tựu ấn tượng.
Trong đó, tiêu biểu nhất phải kể đến là AC Milan dưới thời Fabio Capello và Arrigo Sacchi, sau đó là Sir Alex của Manchester United. Đây là sơ đồ khai thác tối đa khả năng trung phong điển hình.
Ngoài ra, sơ đồ cũng mang dấu ấn cho những sát thủ trong vòng cấm như: Fernando Torres, Diego Costa, Marco van Basten, Hernández Chicharito, Ruud van Nistelrooy. Tuy nhiên, qua thời gian sơ đồ 4-2-2 đã được tiến tấu thành những dạng sơ đồ như: 4-2-2-2, 4-3-1-2, 4-4-1-1 hoặc 4-1-3-2.
Điểm yếu duy nhất của sơ đồ 4-4-2 là quá thiên về lối chơi trung lộ trong khi 2 cánh quá mỏng chỉ với 1 lớp phòng ngự. Để khắc phục điểm yếu đó, các huấn luyện viên đều sử dụng cặp tiền đạo có lối chơi linh hoạt, di chuyển rộng để lấp vào khoảng trống đó.
Điều này giúp cho sơ đồ 4-2-2 trở nên cân bằng hơn. Bên cạnh đó, 2 hậu vệ biên hoạt động hết công suất khi lên công về thủ liên tục và linh hoạt hơn. Ở thời điểm hiện tại, sơ đồ này được huấn luyện viên Atlettico Marid người Argentina khắc phục nhược điểm bằng cách phòng ngự kết hợp pressing hợp lý.
Đội hình 4-4-2 vận hành trong khối phòng ngự
Khi sử dụng sơ đồ 4-2-2 đội phòng ngự có thể kéo 2 cầu thủ chạy cánh sát vào trung tâm và bóp nhanh khoảng không trung lộ nhờ vào lợi thế số đông. Lúc này, sẽ có 2 cầu thủ ngự kiểm soát, với sự đông đúc ở khu vực trung lộ đội tấn công sẽ khó tiếp cận mục tiêu.
Điều này đồng nghĩa là phải lên bóng ở biên nếu muốn tiến vào phần sân của đội phòng ngự. Tuy nhiên, sơ đồ 4-4-2 có thể hoàn toàn ứng phó tốt với những tình huống lên bóng ở biên bằng đôi tiền vệ và hậu vệ cánh.
Đội phòng ngự có thể tạo ưu thế về quân số ở khu vực hành lang cánh nhờ vào việc di chuyển của các tiền vệ và hậu vệ cánh. Từ đó, có thể tạo ra thế 2 với 1 hoặc 2 với 2 cùng với đối phương.
Những cầu thủ còn lại sẽ di chuyển về phía cánh vừa để cung cấp sự hỗ trợ nếu cần thiết và duy trì tính chặt chẽ của đội hình.
Điểm khác biệt giữa sơ đồ bóng đá 4-4-2 và những dạng sơ đồ khác
Tại sao các đội bóng ưu dùng sơ đồ 4–4-2 thay vì 2 khối phòng ngự khác là 4-3-3 hoặc 4-5-1. Lý do là 2 dạng sơ đồ kia đều có những nhược điểm riêng và điều đó được khắc phục bằng sơ đồ 4-4-2. Cụ thể:
Khối đội hình 4-3-3
Lợi thế của sơ đồ 4-4-3 là khi tuyến pressing đầu lên tới 3 người và khối phòng ngự sẽ không ngần ngại tấn công tới khi có thế cân bằng. Thậm chí vượt quân số so với tuyến dưới của đối phương. Chính vì lý do này mà sơ đồ 4-3-3 rất phù hợp với những đội bóng chú trọng vào khả năng gây áp lực tầm cao.
Tuy nhiên, vấn đề của sơ đồ 4-3-3 là phải gây áp lực hiệu quả, đặc biệt là khi đối thủ hướng bóng ra biên. Sơ đồ này, có khả năng bảo vệ hành lang cánh trước các pha đảo cánh của đối phương không mấy hiệu quả. Vì khoảng cách giữa tiền đạo cánh và hậu vệ cánh quá xa nên khó có sự hỗ trợ cần thiết cho nhau.
Khối đội hình 4-5-1
Với sơ đồ 4-5-1 vấn đề phòng ngự của hành lang cánh mà 4-3-3 gặp phải sẽ được giải quyết triệt để. Đồng thời, có ít nhất 3 người ở tuyến giữa sơ đồ này tự tin khóa chặt mọi đường lên bóng của đối thủ.
Tuy nhiên, nhược điểm của sơ đồ 4-5-1 là hạn chế trong việc thực hiện các pha bẫy pressing hay đóng hộp tiền vệ trung tâm đối phương.
Hơn nữa, với việc có 1 tiền đạo ở trên rất khó để khối 4-5-1 tận dụng cơ hội phản công nhanh do quân số đã bị giảm bớt. Đồng thời, điều này cũng làm cho đối phương thoải mái hơn trong việc gia tăng quân số trên mặt tấn công. Bên cạnh đó, đội hình 4-5-1 còn tăng sức ép lớn hơn lên hàng phòng thủ.
Sơ đồ 4-4-2
Dù không quá nổi bật ở bất kỳ hạng mục nào nhưng chiến thuật của sơ đồ 4-4-2 mang lại cho các đội bóng được thể hiện toàn diện về sự chặt chẽ trong khối đội hình.
Chính điều này, đã giúp cho hàng phòng ngự của đội bóng trở nên vững chắc trước những tình huống tấn công của đối phương. Đi kèm với đó là các tình huống phản công nhanh nguy hiểm. Đây là điều mà sơ đồ 4-4-3 và 4-5-1 không làm được một cách trọn vẹn.
Xem thêm: Sơ Đồ 3-5-2 Trong Bóng Đá
Kết luận
Dù đã xuất hiện khá lâu nhưng sơ đồ 4-4-2 vẫn là sơ đồ chiến thuật phòng ngự hiệu quả nhất được nhiều đội bóng sử dụng trên sân cỏ. Với những ưu điểm nổi bật, sơ đồ này đã giúp cho nhiều đội bóng làm nên tên tuổi trong làng bóng đá thế giới.